Xem thêm: Đau mắt đỏ ăn thịt gà có sao không? + Bệnh đau mắt đỏ lây như thế nào?
Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi có tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola (phân biệt với bệnh sởi Đức rubella), là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra dịch lây vào mùa xuân ở các thành phố lớn, khi mà số lượng một nhóm trẻ không có miễn dịch với sởi đủ lớn. Sởi ít khi biểu hiện thầm lặng. Trước khi có vaccine sởi, lứa tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 5 đến 10 tuổi. Những người sinh trước năm 1957 được coi như có miễn dịch tự nhiên với sởi vì lúc đó sởi lưu hành rất phổ biến.Sởi là bệnh ở người và cho đến nay chưa thấy xuất hiện ở động vật.
Sởi có khả năng lây lan rất cao (90%) trên những người chưa có miễn dịch (chưa tiêm vaccine, chưa bị sởi lần đầu) qua đường hô hấp (lây từ người bệnh ho, nói chuyện hoặc tiếp xúc thông thường).
Tuy nhiên, về cơ bản đây là một bệnh lành tính vì thông thường, hệ miễn dịch của bạn sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Bạn chỉ cần cho người bệnh uống thật nhiều nước, vitamin, ăn uống thanh mát, không uống kháng sinh. Các biến chứng nặng của sởi là do cơ thể thiếu đề kháng và kiêng cữ không đầy đủ.
Xem thêm: nhận ship hàng từ trung quốc + order hàng trung quốc + order hàng trung quốc giá rẻ
Dấu hiệu triệu chứng của bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi thường diễn biến theo 3 giai đoạnGiai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh.
Giai đoạn này thường kéo dai 1 đến 2 tuần, bệnh nhân không có biểu hiện gì cho dù đã nhiễm phải virus sởi.
Giai đoạn 2: Giai đoạn bệnh xuất hiện những biểu hiên bệnh lí.
Giai đoạn này có thể kéo dài 5 ngày đến 2 tuần, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt, đầu, đặc biệt nước mắt và nước mũi sẽ xuất tiết nhiều hơn, mắt đỏ…bệnh nhân có thể nhầm với bệnh cảm thông thường.
Giai đoạn 3: Giai đoạn phát ban, sốt cao và kết thúc bệnh lí.
Bệnh nhân có thể sốt ở nhiệt độ 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, sốt cao kéo dài.
Hiện tượng nổi ban thường xuất hiện trong khoàng 1-2 ngày, bệnh nhân có thể phát ban toàn cơ thể hoạc không toàn cơ thể, tuy nhiên nốt ban sẽ thường mọc từ phần đầu, tóc, vùng tai, dùng tay sờ lên bề mặt da vùng phát ban sẽ thấy da cồm cộm mà không được nhẵn như bình thường.
Những nốt ban đỏ nổi trên bề mặt da 1 đến 1,5mm, thường không có mủ không đau, không ngứa. Hiện tượng phát ban mất dần đi hay mọc từ đầu và lan hết xuống chân thì kèm theo sốt cũng giảm hơn.
Giai đoạn hết ban và sốt, cơ thể mệt mỏi, trên bề mặt da xuất hiện những vết thâm mờ, thông thường ban mọc ở đâu thì sẽ bay ở đó trước.
Điều trị sởi như thế nào hiệu quả nhất
Bổ sung vitamin A cho trẻTổ chức y tế khuyến cáo: vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em. Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Bổ sung vitamin A bằng đường uống được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng ở trẻ em mắc sởi tại các nước đang phát triển. Trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có dấu hiệu ở mắt do thiếu vitamin A nên thêm một liều vào ngày hôm sau và một liều thứ ba 4 tuần sau đó. Cụ thể, liều lượng cho bé theo độ tuổi như sau:
• Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
• Tuổi 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
• Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
• Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi
Vệ sinh cơ thể
Hàng ngày vệ sinh da dẻ, răng - miệng - mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội). Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng có độ mặn như nước mắt). Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày. Ngoài ra bố mẹ có thể điều trị bệnh sởi cho trẻ bằng các bài thuốc Nam như tắm, rửa chân tay cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá lành như: kinh giới, lá mùi, trà xanh...
Vệ sinh môi trường
Điều trị bệnh sởi cho bé bao gồm làm sạch khuẩn những nơi vi khuẩn có thể lây lan. Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ đang mắc sởi. Để tránh lây nhiễm cho mình và những người khác, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ. Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với trẻ. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.Giặt riêng quần áo của trẻ bị sởi, tốt nhất là giặt bằng nước nóng, phơi đồ nơi có nắng và thoáng gió.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Cho trẻ ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu hoá, đủ chất. Đối với trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh sởi. Trẻ đang ăn bổ sung ngoài sữa mẹ cần ưu tiên những thực phẩm giàu protid và caroten.Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Những loại thức ăn nên kiêng khi đang điều trị bệnh sởi: thức ăn chứa protein gây dị ứng như các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…
Qua bài viết Điều trị sởi như thế nào hiệu quả nhất của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Từ khóa liên quan:
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét