Điều trị thủy đậu như thế nào hiệu quả nhất

Người đăng: Unknown on Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Nhiều người thắc mắc Điều trị thủy đậu như thế nào hiệu quả nhất Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này.

Xem thêm: Mì chính có độc hại không? + Trẻ hay khóc đêm phải làm thế nào?

Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên thường phát triển thành dịch. Thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virut gây bệnh phát triển mạnh. Điều đáng lo ngại là năm nay đã có người lớn mắc thủy đậu và thường có biến chứng viêm não nặng, 1 trường hợp đã tử vong tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tháng 1/2013.

Xem thêm: nhập khẩu từ trung quốc + nhập quần áo từ trung quốc + hàng quảng châu
Điều trị thủy đậu như thế nào hiệu quả nhất

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 14 - 15 ngày. Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thời kỳ này có thể ngắn hơn. Thời kỳ khởi phát (24-48h), người bệnh sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm nhiễm dịch kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường. Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên nền da màu hồng, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Thời kỳ hồi phục: sau khoảng 1 tuần, hầu hết bóng nước đóng mày, đa số không để lại sẹo trừ các bóng nước bị bội nhiễm.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra. Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết.

Khoảng 10 - 14 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể, người bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng nhiễm thủy đậu. Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, biếng ăn còn người lớn bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước có đường kính vài milimet. Nếu bị nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài khoảng 2 tuần.

Tuy nhiên, có những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu cần lưu ý:

Nhiễm trùng tại các nốt đậu: Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp... Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.

Viêm phổi: Biến chứng thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu, đây là biến chứng rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong.

Viêm não: Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng viêm màng não vô khuẩn đến viêm não, thường gặp ở người lớn. Gặp biến chứng này, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%. Ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật.

Biến chứng với phụ nữ mang thai: Nếu mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

Nếu mẹ mắc thủy đậu trước sinh trên 1 tuần diễn biến lành tính, khi sinh trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm lắm.

Mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện: sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần...

Điều trị thủy đậu như thế nào hiệu quả nhất

Trước tiên, trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều trị (trạm y tế xã, phường) trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy; trẻ ốm phải nghỉ học 7-10 ngày. Trước khi cho trở lại vườn trẻ, lớp học... nhớ tắm gội sạch vẩy. Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Xong, phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt... người ốm cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc... người bệnh.

Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.

Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.

Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin).

Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm.

Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir.

Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.

Qua bài viết Điều trị thủy đậu như thế nào hiệu quả nhất của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét